Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XIX Mùa Thường Niên (Mt 17,22-26) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 17,22-26

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đnl 10,12-22

Giờ đây, hỡi Israel, Chúa là Thiên Chúa các ngươi, đòi hỏi các người điều gì, nếu không phải là kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, đi theo mọi đường lối của Người yêu mến Người làm tôi Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng và hết linh hồn ngươi tuân giữ các giới răn và nghi lễ của Thiên Chúa, mà hôm nay tôi truyền cho các ngươi để các người được hạnh phúc.

Chỉ trong một câu đáng phục tóm gọn cả sách Đệ Nhị Luật: phải kính sợ, yêu mến, phụng sự, trung thành với ý Chúa... đó là nguồn hạnh phúc!

Chúa Giêsu sẽ không nói gì khác trong Tin Mừng.

“Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời " (Mt 29, 16-18).

“Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta”

Đây có phải là đạo của tôi, hạnh phúc của tôi, đối với tôi không?

Hãy xem trời và các tầng trời, trái đất và mọi sự trên mặt đất đều thuộc về Chúa là Chúa các ngươi. Nhưng Chúa chỉ quyến luyến cha ông các ngươi đã yêu thương các ông và sau đó, trong mọi dân tộc. Người đã chọn dòng dõi kế tiếp các ông là chính các ngươi như ngày hôm nay.

Kinh nghiệm vì đã được chọn.

Đây là chính kinh nghiệm về tình yêu. Hãy nhớ đến kinh nghiệm của các bạn. Điều đó thật nhiệm mầu biết bao! Israel đã có kinh nghiệm này. Họ biết rõ rằng Thiên Chúa

Chúa là Chúa mọi dân tộc và yêu thương mọi người. Dầu vậy, họ biết mình "được yêu chuộng hơn". Làm sao giải thích khác đi được các biến cố đã xảy ra cho họ. Israel đã chỉ là một mớ các nô lệ bên Ai Cập. Và nay bốn -mươi năm sau, họ đã trở thành một cộng đoàn sinh động, tự do và dầu vẫn còn nhỏ bé, yếu ớt, họ sắp trở thành ánh sáng thiêng liêng dứt khoát cho mọi người đang tìm kiếm một ý nghĩa cho định mệnh của họ. Thánh kinh là tài liệu tôn giáo vĩ đại của nhân lo.ai.

Kinh nghiệm của Israel sự chọn lựa họ, là nhằm hết mọi người. Còn tôi, thì thế nào? Tôi có sống ơn gọi của tôi để được rửa tội không?

Điều đó có mời tôi sống kinh nghiệm được tình yêu đặc quyền không? Tôi có ý thức rằng, trong sự thông hiệp phổ quát tôi sống ân khúc này để sinh lợi cho cả nhân loại…như một chứng nhân tình yêu Chúa cho mọi người không?

Vậy các ngươi hãy cắt bì lòng các ngươi và đừng cứng cổ nữa, vì Chúa là Thiên Chúa các ngươi là Thiên Chúa trên hết các Chúa, là chủ thể trên hết các chủ thể, là Chúa cao cả quyền năng và đáng khiếp sợ là Đấng không vị nể ai, và không để cho lễ vật hối lộ.

Việc chọn riêng Israel không thể được dùng như một đảm bảo tự động để được cứu rỗi. Đây không phải một đặc ân, mà là một đòi hỏi!

Được là thành phần của dòng giống này theo vật chất và việc cắt bì theo nghi thức thì chưa đủ, trước hết phải đáp tình yêu Thiên Chúa, do "việc cắt bì lòng” và điều này đâu có thể được đối với mọi người không phân biệt.

Chúa Giêsu sẽ lặp lại điều đó các nghi thức không đủ... Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá trở thành con cái Abraham (Mt 3,9).

Còn con, lạy Chúa xin biến đổi lòng con! Xin làm cho con biết sống thật ơn gọi của con.

Người giải oan cho cô nhi quả phụ. Người yêu mến người khách trọ và cho họ cơm ăn áo mặc. Vậy các ngươi hãy yêu thương khách trọ vì các người cũng đã là khách trọ trọ đất Ai Cập.

Những trang này rất gương mẫu và đầy sắc thái, một trong những đòi buộc cao cả của dân ưu tuyển này, là “yêu mến tha nhân" mọi người nhất là những khách lạ.. Đừng khoe trương về ơn gọi của mình. Phải sống ơn gọi bằng việc chấp nhận chính những tâm tình của Chúa, Đấng yêu thương hết mọi người.

“ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương người lân cận như chính mình ngươi…”.

Bài đọc II: Ed 1,2-5. 24-28

Hôm nay và trong suốt hai tuần lễ, chúng ta đọc sách ngôn sứ Edêkien. thảm họa năm 586, thành Giêrusalem và cuộc sống theo thể chế Do Thái bị tàn phá (không có vua, không đền thờ, không phụng tự). đánh dấu một khúc quanh quyết định cho dân tộc tuyển chọn: Oi, đáng sửng sốt biết báo! dưới sức ép của các biến cố, một “cộng đoàn thiêng liêng” bị tước mất hết mọi khả năng chính trị sẽ thay thế cho ước mơ có một Quốc gia thế tục.

Edêkien cũng là một trong các người bị lưu đày, xa xứ sở, xa Đền thờ, ông lại là một tư tế. Trên bờ sông Kébar, trong đất ngoại giáo, ông tiếp tục gặp gỡ Thiên Chúa.

Ngày mồng năm tháng tư (tức là năm thứ 5 sau khi vua Joakim bị lưu đày) sấm của Giavê đã phán với tư tế Edêkien, trong xứ Can-đê, bên bờ sông Kébar. Ở đó, tay của Giavê đã đặt xuống trên tôi.

Không phải ở trong một đền thánh. Mà ở lộ thiên, trên bờ một con sông. Thiên Chúa cũng ở đó nữa.

Edêkien đã làm gì, vào lúc ấy? Có lẽ ông đã oằn lưng dưới các làn roi của lính bảo vệ đang giám thị các công việc nặng nề mà những người lưu đày bị bắt buộc phải làm.

Cũng như các tù nhân mọi thời đại, ông tính từng ngày.

Tay Giavê đã đặt xuống trên tôi.

Không phải một bàn tay hữu hình.

Đây là một cách diễn tả tài tình để chứng minh rằng Thiên Chúa chiếm đoạt ông như các vị ngôn sứ khác.

Tôi đã thấy một thị kiến một cơn gió bão, một áng mây lớn có ánh lửa bao quanh, một ngọn lửa phát ra những ánh chớp lập lòe và và ở giữa ngọn lửa như có một thứ kim ngân lóng lánh.

Mỗi vị ngôn sứ đều có một cách diễn tả riêng tư về kinh nghiệm của mình.

Edêkien cũng như Isaia, đều như bị "chói lòa”, bị chìm ngập trong ánh sáng.

Các ngôn từ ông bập bẹ trên môi để diễn tả điều ông đã thấy, đều được mượn trong từ vựng của các sức mạnh không thể chống cưỡng được của vũ trụ như: gió, bão, tia chớp, lửa.

Ở giữa, tôi nhận rõ hình dáng bốn sinh vật sống động giống tự hình người. Tôi nghe tiếng cánh cửa chúng rì rào như tiếng nước đại dương, hòa vào tiếng nói của Đấng Toàn năng, thành một tiếng huyên náo như của một đạo binh.

Các hình ảnh như chong chéo, mâu thuẫn nhau. Một tiếng động đinh tai nhức óc. Các hình ảnh này chỉ để gợi ra tính siêu việt của Thiên Chúa.

Ở trên cái vòm vượt quá đầu chúng, có cái gì giống như đá lam ngọc, có hình một cái ngai và bên trên hình cái ngai có một hình dáng một người.

Êdêkien rào trước đón sau, ông dùng các kiểu nói phỏng chừng: "Tôi thấy như có cái gì lóng lánh... một hình dáng cái ngai một hình thể con người...” Thực sự, Thiên. Chúa hỏi tất cả các hình ảnh ấy. Nhưng ta có thể dùng tất cả những hình ảnh ấy để đưa ta lên khỏi ta. Chẳng hạn, những cảnh tượng vĩ đại của vũ trụ, để có một ý niệm về sự cao cả của người.

Tôi thấy vật gì như ngọn lửa chói lòa ánh sáng chung quanh... Đó là thị kiến hình ảnh của sự vinh quang Thiên Chúa.

Chỉ gởi lại “Đức Giêsu” khiêm tốn và nghèo nàn mặc dù người "vinh hiển”, để đoán định rằng, các hình ảnh về Thiên Chúa có thể thay đổi và bề ngoài có vẻ- mâu thuẫn nhau. Không có một hình ảnh nào đầy đủ. Chắc chắn phải lấy theo kinh nghiệm riêng của mỗi người mà không từ chối các kinh nghiệm khác.

BÀI TIN MỪNG: Mt 17, 22-27

Đức Giêsu tiên báo cuộc thương khó.

Chúng ta đã suy niệm biến cố này, theo tường thuật của Mác-cô 9, 30 và Lc 9,44. Ở đây, Mát-thêu chỉ ghi lại sự kiện, mà không bàn giải thêm. Nhung đầy cũng là dịp nhắc nhở ta rằng, Đức Giêsu luôn nghĩ đến cái chết của mình. Mỗi lần nói đến biến cố tử nạn, người đều báo trước công cuộc Phục sinh của Người. Nếu mầu nhiệm phục sinh có tầm mức rất quan trọng đối với đời sống chúng ta, thì trước tiên nó đã trở thành sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Kitô. Thực vậy rõ ràng đó là tột điểm của đời người, chớ không phải một biến cố tùy phụ, một tai nạn bất ngờ. Do đó, Bí tích Thánh Thể công cuộc "tưởng niệm", biến cố Tử nạn Phục sinh của Chúa cũng rất quan trọng.

Người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: “Thầy các không không nộp thuế sao "' ông đáp: “Có chứ!”

Mỗi người Do Thái, theo luật định, phải nộp một khoản tiền thuế, để tu bổ đền thờ và mua sắm lễ vật. Vì thế, ta mới thấy những người thu thuế đến tìm hỏi Phêrô, vì Phêrô được coi là người có trách nhiệm trong Nhóm. Cũng vì thế, mà Phêrô đã trả lời cách tự nhiên: "Có chứ!”. Đức Giêsu là một lương dân như mọi người khác, một người ít-ra-en đạo đức luôn chu toàn trọn bổn phận mình.

Lạy Chúa, con thích ngắm nhìn Chúa hòa nhập vào nếp sống cụ thể của những người đồng thời. Mầu nhiệm nhập thể đòi buộc Chúa phải chia sẻ trọn vẹn đời sống con người.

Khi Phêrô về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông: "Anh Simon, anh nghĩ sao?”

Có lẽ đây là phương pháp đặc biệt của Chúa. Chúa không đưa giải pháp ra ngay. Chúa hỏi han trước. Chúa để người ta suy nghĩ.

Suốt một ngày dài, đương đầu với nhiều biến cố, khi chiều đến, trong bầu khí thinh lặng của căn nhà, Chúa và các tông đồ trao đổi như thế, thật hữu ích biết bao!

Lạy Chúa, xin giúp đỡ con cũng trở nên con người đối thoại, biết tôn trọng ý kiến của kẻ khác, có khả năng lắng nghe, không áp đặt quan điểm của riêng mình trên tha nhân.

Vua Chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài? Ông Phêrô đáp: 'Thưa, người ngoài” Đức Giêsu liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn…”

Một lần nữa qua một sự kiện nhỏ bé tầm thường, ta cũng có dịp đi sâu vào đời sống tâm lý của Đức Giêsu. Một ngày kia, người đã nói: “Đây có người còn hơn đền thờ nữa” (Mt 12,6). Và một lần khác: “Đây có người còn hơn vua Salômôn, nữa" (Mt 12,42). Nếu xét về quá vãng một anh thợ mộc quèn thấp bé thuộc dòng Nadarét, thì thật là tự phụ, cao ngạo, ngông cuồng? Thế mà, chính Đức Giêsu hôm nay lại dõng dạc xác quyết: “Con Vua " không phải nộp thuế cho cha mình! Đức Giêsu đang ở "nhà mình" trong đền Đức Giêsu, do đó tự nhiên người không phải nộp thuế đền thờ!

Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu, con cá nào câu được trước hết thì bắt lấy mở miệng nó ra: Anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan.

Lạy Chúa, con nhận ra một nét đặc biệt trong nhân cách của Chúa. Chúa không muốn gây gai chướng. Thái độ khiêu khích không lợi ích gì. Tốt hơn là cứ “làm như thiên hạ”, nếu đó không phải là điều tội lỗi. Trong đời sống chúng ta, trong lịch sử Giáo hội, vẫn thường có những tình huống, ta có thể làm khác đi, nhưng xét thấy cần tránh một gai chướng có thể

xảy ra, ta vẫn chấp nhận, vì người ta chưa hiểu ta.

Con Thiên Chúa đã sống vô cùng khiêm hạ, Đấng “luôn ở địa vị Thiên Chúa, nhưng không giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa, như thánh Phaolô sẽ nói!

Anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.

Vâng, cuối cùng, Đức Giêsu đã nộp thuế, cho cả hai người, phần của Người và phần của Phêrô.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu loan báo cuộc thương khó lần thứ hai và việc nộp thuế đền thờ.

HOÀN CẢNH:

Trên đường từ núi Ta-bo đến Ca-phác-na-um, Đức Giê Su lại nhắc đến lần thứ hai về cuộc khổ nạn, và khi đến Ca-phác-na-um, người ta hỏi thuế Chúa.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê Su loan báo lần thứ hai về cuộc thương khó của Người và việc nộp thuế đền thờ, để trình bày về việc Đức Giê Su là con Thiên-Chúa xuống thế làm người, để chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ.

TÌM HIỂU:

22-23“Con Người sắp bị nộp vào tay người đời…”

Lần loan báo này vắng gọn hơn lần thứ nhất (16,21).

Kiểu nói “người đời” có ý diễn tả những kẻ giết Đức Giê Su, những người này gồm cả dân Do Thái lẫn dân ngoại. Theo Matthêu, tất cả họ là những người khước từ đức tin Kitô giáo. Theo nghĩa này thì tất cả những ai phạm tội trọng đều là những người ở trong phe nhóm giết Chúa.

24“…Thầy các ông không nộp thuế sao?”

Đây là thuế thân nộp vào đền thờ: mỗi năm một lần, mỗi năm công dân Do Thái, kể cả những người sống ngoài Đất Thánh, phải đóng bằng tiền Do Thái để chi phí việc thờ phượng. Người ta bắt đầu thuế này quảng mười năm ngày trước lễ Vượt Qua. Con buôn lợi dụng việc đổi tiền La-Mã sang tiền Do Thái để trục lợi (Mt 21,12).

Đặt câu hỏi này, những người thu thuế muốn nhắc đến bổn phận công dân của Đức Giê Su và các môn đệ; và như vậy, Đức Giê Su được đặt vào tương quan con người như mọi người.

25-27“Ông đáp: có chứ!”

Qua câu chuyện đối thoại về việc nộp thuế này, chúng ta có thể nhận ra rằng:

Chúa Giê-su và các môn đệ Người theo thói các người đạo đức vẫn nộp thứ thuế này.

Nhưng trước khi bảo Phêrô nộp thuế, Đức Giê Su đã:

+ Dựa vào một dụ ngôn về con cái và người ngoài, để chỉ cho các môn đệ nhận thức về nguồn gốc của Người là bởi Thiên-Chúa.

+Và dựa vào phép lạ lấy đồng tiền trong bụng cá câu được để nộp thuế để chứng thực thiên tính của Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

Trên đường đi từ núi Ta-bo đến Ca-phác-na-um Chúa Giê-su lại nó lần trước nữa về sự đau khổ và sự chết Người sắp chịu. Chúa Giê-su tâm sự nỗi đau khổ thầm kín của mình cho các môn đệ để một đàng có tính cách loan báo và một đàng để chia sẻ với người thân. Tuy nhiên các môn đệ không hiểu nỗi đau khổ của Người, nên Người phải kiên nhẫn chịu đựng thêm. Noi gương Chúa, chúng ta phải can đảm chịu đựng những thái độ dửng dưng hoặc hiểu lầm của những người thân về những đau khổ thầm kín của mình.

Chúa Giê-su biết trước và chấp nhận việc người sắp bị nộp vào tay người đời. Người Tông Đồ cần ý thức về số phận của mình sẽ bị bách hại trong cuộc sống và trong khi thi hành nhiệm vụ Tông Đồ, để bình tĩnh trong can đảm và chấp nhận trong tình yêu thương quảng đại.

Chúa Giê-su chấp nhận nộp thuế cho đền thờ để một đàng khỏi phải gai mắt họ, một đàng thích nghi với hoàn cảnh: nên giống con người mọi sự trừ tội lỗi. Và phù hợp với tinh thần Người đưa ra: “Ta ở giữa họ”. Người Tông Đồ cần chu toàn bổn phận của một con người sống trong môi trường và hoàn cảnh như mọi người, để tránh sự dị nghị và cách biệt với người khác, và đồng thời để tỏ bày tinh thần hòa đồng gần gũi với mọi người.

Chúa đã dùng quyền làm phép lạ để một đàng làm chứng cho thiên tính của mình, và đàng khác để cứu giúp trong lúc ngặt nghèo không có tiền nộp thuế. Người Tông Đồ cần ý thức làm mọi việc với hết sức mình và tận dụng mọi phương tiện Chúa ban, còn lại những gì ngoài tầm tay thì tin tưởng và trông cậy vào Chúa.

b) Nghe lời Chúa nói:

“Con người sắp bị nộp vào tay người đời”:

Chúa cũng nói với mỗi người chúng ta như vậy khi chúng ta đang chiều theo những dục vọng bất chính, đang ngả theo những cám dỗ của ma quỷ, của thế gian …vì khi chúng ta sa ngã phạm tội trọng là cách chúng ta lên án Chúa.

“Và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy…”:

Việc Chúa Phục Sinh là niềm tin tưởng chúng ta vào sự sống lại và sự sống đời sau, đồng thời cũng là niềm phấn khởi cho chúng ta khi phải đương đầu với những thử thách, và khi phải thực hiện những sự khó hay những việc khó.

“Anh Simon anh nghĩ sao?”:

Đặt câu hỏi này, Chúa muốn chúng ta phải biết dựa vào những biến cố, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hay trong xã hội cũng như trên vũ trụ vạn vật, để nhận thức về những thực tại thiêng liêng và các giáo huấn của Chúa có liên hệ đến phần rỗi đời đời.

“Vậy thì con cái được miễn”:

Chúa Giê-su mượn kiểu nói “con cái” áp dụng vào chính mình Người để ám chỉ quyền của Người trên đền thờ Giêrusalem: người là con Thiên-Chúa, nên là chủ đền thờ, không phải đóng thuế. Hơn nữa, Chúa áp dụng cho các môn đệ của Người trên nguyên tắc cũng được miễn thuế nữa, vì họ trở thành anh em với Người (12,50). Qua ý nghĩa này, chúng ta ý thức về phẩm giá được làm con Thiên-Chúa nhờ bí tích Rửa Tội, để nhờ đó, chúng ta không những chỉ lo chu toàn bổn phận làm người đối với trần thế, mà còn phải chu toàn bổn phận đối với sự sống đời đời nữa. Phục vụ sự sống đời đời quan trọng hơn sự sống đời này.

2. Nhìn vào thánh Phêrô và các môn đệ:

- Các môn đệ cũng yếu đuối và cũng có những cái nhìn theo kiểu trần thế về những giáo huấn của Chúa. vì thế các ông cũng thấy buồn khi Chúa nói đến sự thương khó mà người sắp phải chịu. Chúng ta thường chỉ muốn thành công ngay, chứ không muốn làm việc; muốn phấn khởi về sự sống lại chứ không muốn chịu khó chịu nạn chịu chết như Chúa! Thành thử chúng ta không phấn khởi theo Chúa, nhất là theo Chúa trên đường thánh giá.

Phêrô được giáo huấn về bổn phận phụng sự Thiên-Chúa và được chứng kiến phép lạ Chúa làm qua việc lấy đồng bạc từ miệng con cá câu được để lấy tiền nộp thuế. Mục đích là để củng cố niềm tin cho các Tông Đồ và sự nhiệt tình cộng tác với Chúa. chúng ta cần nghiền ngẫm những giáo huấn của Chúa và xác tín vào những việc Chúa làm, để củng cố niềm tin và khơi dậy lòng nhiệt thành làm Tông Đồ cho Chúa.

Thánh phêrô đã ngoan ngoãn vâng theo lời Chúa giáo huấn về bổn phận đối với Thiên-Chúa và thi hành theo sự chỉ dạy của Chúa để có tiền nộp thuế. Người Tông Đồ phải biết nghe theo lời Chúa dạy và thực thi lời Chúa truyền, thì bảo đảm hiệu quả cho mọi công việc nhất là những công việc Tông Đồ truyền giáo.

 

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.